Dịch vụ xe ôm công nghệ “sang chảnh” của Now yêu cầu đối tác phải có các loại xe ga từ tầm trung đến cao cấp như Air Blade, Vespa, Liberty hay SH, xe mô tô cũng cần có dung tích 150cc trở lên.
Sau khi Uber rời khỏi Việt Nam, Grab trở thành đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nắm lấy thời cơ này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh chóng tham gia vào thị trường tiềm năng này, điển hình là Go-Viet tuyên bố nắm 35% thị phần ở TP. HCM. Mới đây, một đơn vị nữa của Việt Nam là Now của Foody thông báo “chiêu mộ” tài xế cho dịch vụ xe ôm công nghệ hoàn toàn khác biệt của mình.
Khác với các đối thủ, Now không cung cấp dịch vụ xe ôm ở nhiều đối tượng khách mà chỉ hướng đến dịch vụ xe ôm “sang chảnh”. Cụ thể hơn, đơn vị này yêu cầu đối tác tham gia dịch vụ phải sở hữu các loại xe có giá trị cao như SH, Vespa, Liberty, Air Blade hay Exciter, xe mô tô cần có dung tích xylanh trên 150cc. Cũng vì yêu cầu này mà giá thành dự kiến cho dịch vụ này sẽ ở mức khá cao, trung bình khoảng 7.000 đồng cho 1km đường. Tuy nhiên nếu chất lượng dịch vụ được đảm bảo thì đương nhiên khách hàng Việt vẫn sẽ tin dùng hơn bởi không ít vụ lùm xùm liên quan đến chất lượng dịch vụ xe ôm công nghệ đã được đăng tải lên mạng xã hội.
Hiện tại, Now đang có lợi thế với đội ngũ shipper đông đảo ở các thành phố lớn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vận chuyển như ship đồ ăn, giao hoa hay tính năng đi chợ hộ hoàn toàn mới. Hơn nữa hệ thống này hiện đang vận hành khá trơn tru, vì vậy việc mở rộng sang mô hình chở khách dạng xe ôm công nghệ sẽ không quá khó khăn với Now.
Dù vẫn còn khá sớm để nói trước tiềm năng cũng như khả năng cạnh tranh của Now với các đối thủ lớn như Grab hay Go-Viet, nhưng điều này không phải là không thể. Điều này cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt khi phải cạnh tranh với các đối thủ ngoại ngay tại thị trường trong nước.
Hơn nữa, việc có thêm đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp các bên chú ý hơn đến chất lượng hệ thống cũng như dịch vụ nhằm giành về từng chút một thị phần của thị trường đang phát triển này. Người dùng Việt sẽ là đối tượng được hưởng lợi về mọi mặt, khi chất lượng dịch vụ của các bên ngày càng tăng lên.
Dáng vẻ đẹp, nội thất hiện đại và có tính công nghệ, và còn có nhiều phiên bản để lựa chọn, BYD Qin Pro 2019 là một mẫu sedan đáng quan tâm tới từ thị trường Trung Quốc.
Chính thức ra mắt ở Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2018, BYD Qin Pro là một trong những mẫu sedan đẹp nhất Trung Quốc và sẽ được tung ra thị trường xe lớn nhất thế giới kể từ ngày 20 tháng 9 này. Và dường như là để đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng, Qin Pro sẽ có tới ba phiên bản gồm: xăng, điện và plug-in hybrid.
Phiên bản chạy xăng truyền thống của xe sẽ gồm hai loại gồm: 1.5L 109 mã lực và tăng áp 1.5L 154 mã lực. Phiên bản xe điện thuần chủng sẽ có một mô-tơ điện 163 mã lực với cự li di chuyển 500 km.
Nhưng tốt nhất phải là bản plug-in hybrid, kết hợp cả máy tăng áp 1.5L với một mô-tơ điện để mang tới tổng công suất 295 mã lực. Nhà sản xuất BYD đã gọi phiên bản xe plug-in hybrid là “DM”, viết tắt cho “mô-tơ kép”.
Xe có chiều dài 4,765 mét, rộng 1,837 mét, và cao 1,495 mét, và có chiều dài cơ sở là 2,718 mét.
Được thiết kế bởi ông Wolfgang Egger, cựu giám đốc thiết kế của Audi, không có gì bất ngờ khi Qin Pro trở thành mẫu sedan BYD đẹp mắt nhất từ trước tới nay. Theo sự chia sẻ của nhà sản xuất, nó được chế tạo trên một ngôn ngữ thiết kế mới có cái tên rất kêu là “Dragon Pace”.
Giá bán cho phiên bản chạy xăng sẽ bắt đầu từ 100.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu Đồng), phiên bản chạy điện thuần chủng sẽ là 170.000 nhân dân tệ (khoảng 578 triệu Đồng), và phiên bản plug-in hybrid là 160.000 nhân dân tệ (khoảng 544 triệu Đồng), với giá bán cho hai bản “xe xanh” là tính sau giá trợ cấp.
Vậy nên phiên bản BYD Qin Pro plug-in hybrid dường như là ngon lành nhất, khi nó rẻ hơn bản xe điện thuần và lại có nhiều mã lực hơn hẳn. Các bản xe xăng dường như vô nghĩa, đặc biệt là phiên bản tiêu chuẩn chỉ có 109 mã lực yếu đuối.
Thế nhưng ưu điểm thực sự của Qin Pro không phải công suất mà là ở trang bị nội thất. Mẫu xe sedan Trung Quốc có một thiết kế nội thất cực kỳ gọn gàng và hiện đại, với một vô lăng lớn đến bất ngờ.
Nhưng điểm sáng giá của nó là khoang gian nội thất sang chảnh (hình ảnh ở đây là của bản plug-in hybrid)
Điểm nhấn đặc biệt trong khoang lái của xe phải kể đến một màn hình cảm ứng cỡ 12,1-inch to tướng đặt trên mặt táp lô, và lợi hại hơn nữa là nó có thể… xoay được một cách ngon lành. Tất nhiên khi xoay dọc thì nó có phần làm giảm tầm nhìn của người lái, nhưng ít nhất là nó không chặn bất cứ nút bấm nào ở cụm điều khiển trung tâm.
Thời gian gần đây, BYD đang phải chịu không ít áp lực, với doanh số giảm và nỗi lo lắng trước sự kết thúc của hệ thống trợ cấp từ chính phủ. Nhưng với các mẫu xe bắt mắt như Qin Pro, doanh số của họ có lẽ sẽ khởi sắc hơn một chút.